Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Quả Bơ Và Tác Dụng Chữa Bệnh Của Bơ

Tổng quan về bơ và tác dụng dược lý
I. Tên khác
Tên thường gọi: 
Tên khoa học: Persea americana Miller (P. gratissima Gaertn).
Họ khoa học: thuộc họ Long não - Lauraceae.
II. Cây Bơ (Mô tả, hình ảnh cây Bơ, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...).
1. Mô tả: Cây gỗ cao tới 15m. Lá xoan, thuôn hay bầu dục, dài 6-25 cm, rộng 3,5-15cm, nhọn góc ngắn ở gốc, có mũi nhọn hay tù ngắn ở chóp. Cụm hoa thành chuỳ dày đặc. Hoa nhỏ, màu xanh lục hay vàng vàng; đài hơi có lông mịn. Quả mọng lớn, nạc, dạng quả lê, hình trứng hay hình cầu, màu lục hay màu mận tía khi chín; thịt mềm, màu vàng lục, có một hạt to với lá mầm nạc.
2. Bộ phận dùng:
  • Quả - Fructus Perseae.
  • Nơi sống và thu hái: Loài của miền nhiệt đới châu Mỹ, cũng được trồng ở các xứ nhiệt đới khác. Ở Antilles và California (Mỹ). Bơ được trồng nhiều nhất và cho sản lượng cao. Phi châu và Israel là vùng sản xuất nhiều thứ hai và cung cấp sản phẩm cho châu Âu. Có các giống chính là Mêhicô, Guatemala và Antilles. Ở nước ta, cũng nhập trồng từ đầu thế kỷ 20. Hiện nay vùng sản xuất chính là Lâm Đồng và các tỉnh khác vùng Tây Nguyên.
3. Thành phần hoá học:
Quả Bơ chứa: Nước 60%; protid 2,08%, lipid 20,10%, glucid 7,40%, tro 1,26%, nghèo về chất khoáng; các aminoaacid là: cystin, trytophan; có nhiều chất kháng sinh. Còn có vitamin A, B và C (19-20mg%).
4. Tác dụng dược lý:
4.1 Tác dụng mạnh nhất đến mỡ máu
Các nhà nghiên cứu đã phân tích kết quả của các nghiên cứu khác nhau trong ống nghiệm, trên động vật thử nghiệm và trên lâm sàng để tìm hiểu tác dụng của quả bơ đối với chuyển hóa. Kết quả cho thấy quả bơ có tác dụng mạnh nhất đến mỡ máu - nghĩa là cholesterol HDL, cholesterol LDL, cholesterol toàn phần và triglycerid.
4.2 Bơ giúp điều trị hội chứng chuyển hóa
Tổng quan cũng làm sáng tỏ bằng chứng là bơ có lợi cho giảm cân. Các tác giả đã trích dẫn một nghiên cứu cho thấy người lớn thừa cân hoặc béo phì ăn một quả bơ mỗi ngày trong 6 tuần đã giảm đáng kể cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và phần trăm mỡ cơ thể.
5. Vị thuốc từ quả Bơ (Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
5.1 Tính vị:
Vị ngọt bùi, tính mát
5.2 Tác dụng:
Quả Bơ là một loại thức ăn gần đầy đủ, rất dễ tiêu hoá, làm cân bằng thần kinh, phục hồi sức khoẻ, giúp an thai và ổn định dạ dày, gan mật. Còn có tác dụng chống tăng độ acid của nước tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Được sử dụng trong các trường hợp:
  • Mới ốm dậy; có thai.
  • Làm việc quá sức, trạng thái thần kinh dễ kích thích;
  • Thừa acid niệu;
  • Đau dạ dày - ruột, gan - mật.
Có thể dùng quả chín để ăn, hoặc chế biến thành những món thức ăn khác nhau, như trộn với nước Chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn. Lá cũng được dùng hãm uống để trừ ngộ độc do ăn uống.
III. Ứng dụng lâm sàng của Bơ
1. Quả bơ giúp ổn định thần kinh:
Quả bơ 200g, hoa nhài 50g, mật ong 30g, thịt quả bơ hấp chín, sấy khô, hoa nhài phơi khô. Sau khi bơ và hoa nhài được sấy khô, phơi khô đem cả hai tán thành bột mịn, trộn với mật ong viên thành từng viên khoảng bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên, uống với nước sôi để nguội.
2. Quả bơ giúp chữa đau dạ dày:
Quả bơ 300g, nghệ vàng 150g, mật ong 50ml. Lấy thịt quả bơ hấp chín rồi sấy khô, nghệ vàng phơi khô, tán thành bột mịn, dùng mật ong trộn đều nặn thành viên bằng hạt ngô, phơi khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên, uống với nước sôi để nguội.
3. Vỏ trái bơ có tác dụng chống giun sán
Lá, vỏ cành non của cây bơ còn trị tiêu chảy, lỵ, trừ ngộ độc thức ăn, giảm ho: lấy 20-40g lá hoặc vỏ cành bơ sắc với 750ml, 300ml nước thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn. Lưu ý, bài thuốc này có tác dụng kích thích kinh nguyệt và có thể gây sẩy thai nên phụ nữ trong thời kỳ mang thai không được dùng.
4. Chữa da khô, bong vẩy
Hạt bơ cũng có công dụng tuyệt vời dầu chiết từ hạt bơ có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ da tươi tắn, làm mềm dịu các loại da khô, sần sùi, bong vảy, ngoài ra còn dùng làm dầu xoa mát xa vùng đầu, kích thích da đầu, giúp tóc mau mọc. Ngoài ra, trong quả bơ còn có nhiều vitamin A, C,E, sắt, kali, niacin, protein, dầu là nguồn là nguồn dinh dưỡng quý cho tóc. Bạn có thể dùng lòng trắng trứng trộn với thịt quả bơ và dầu oliu để tạo thành một hợp chất sền sệt thoa quyện vào tóc. Sau khi bôi xong, bạn ngồi chờ khoảng 30 phút, sau đó gội đầu bằng dầu gội đầu bình thường.
5. Bệnh tiểu đường
Lá bơ tươi sau khi hái từ trên cây đem đi đun sôi, cho nước cạn một nữa, sau đó chiết vào chai để tủ lạnh uống hằng ngày sẽ dần khỏi bệnh tiểu đường.
6. Trị tiêu chảy, lỵ, trừ ngộ độc thức ăn, giảm ho
Lá, vỏ, cành non cây bơ trị tiêu chảy, lỵ, trừ ngộ độc thức ăn, giảm ho: lấy 20-40g lá hoặc vỏ cành bơ sắc với 750ml, 300ml nước thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn. Lưu ý, bài thuốc này có tác dụng kích thích kinh nguyệt và có thể gây sẩy thai nên phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên dùng.
Theo Thầy Thuốc Của Bạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những đặc điểm của giống bơ pinkerton

Giống bơ 034 là giống bơ hiện đang sốt trên thị trường cây giống và được rất nhiều bà con quan tâm chọn lựa cho vườn cây nhà mình. Vậy bơ 0...